Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5
Tháng 04 : 72
Năm 2024 : 1.166
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngày đại thắng 30/4 và những khúc ca khải hoàn bất tử

Giới thiệu những tác phẩm âm nhạc gắn với chủ đề kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4

Ngày đại thắng 30/4/1975 và những ca khúc khải hoàn bất tử

Việt Nam là đất nước của Hòa bình, Nhân dân Việt Nam rât yêu chuộng hòa bình. Kể cả trong chiến tranh, dưới bom rơi đạn nổ, giữa ngục tù, trong cảnh chia ly, khát vọng hòa bình, hạnh phúc vẫn luôn luôn bùng cháy. Chính vì rất khát khao được sống hòa bình nên khi đất nước im tiếng súng, chiến tranh chấm dứt mọi người hân hoan chào đón, cảm xúc vỡ òa không kìm nén nổi. Chúng ta cười vui vì thắng lợi, chúng ta khóc vì được nhìn thấy bầu trời xanh hòa bình, khóc vì được ôm trong tay mình người thân, bạn bè, đồng đội. Từ biển khơi lên rừng núi, từ phố phường đến nông thôn chỉ thấy cờ hoa rợp trời, chỉ thấy người người chào nhau cùng với nụ cười rộng mở.

Trong không khí ấy những khúc ca chiến thắng, mừng đất nước thống nhất ra đời. Đã 45 năm trôi qua, những khúc khải hoàn ra đời trong ngày tháng hào hùng ấy vẫn theo chúng ta trên mỗi chặng đường, đi vào đời sống thường ngày, không những trong các buổi liên hoan, các sự kiện lớn mà cả trong những tiệc vui gia đình, bạn bè.

           Sức sống của những ca khúc đi cùng năm tháng ấy cũng là sức sống của dân tộc, bởi vì nó truyền thêm sức mạnh để chúng ta lao động, học tập, xây dựng cuộc sống mới, xây dựng đất nước phồn vinh, bảo vệ giang sơn bền vững.

Trong số nhiều ca khúc được nhiều người ưa thích ấy có lẽ phải kể đến “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” của Phạm Tuyên, “Đất nước trọn niềm vui” của Nhạc sĩ Hoàng Hà và một ca khúc viết riêng cho người và đất Sài Gòn, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và cũng là nơi lá cờ chiến thắng bay cao trong ngày đại thắng: “Mùa Xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” của nhạc sĩ Xuân Hồng.

Có thể nói "Đất nước trọn niềm vui" của cố nhạc sĩ Hoàng Hà, "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên hay "Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh" của cố nhạc sĩ Xuân Hồng... được xem là những ca khúc hay, sâu sắc về ngày đại thắng 30/4 lịch sử.

 

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng - nhạc sĩ Phạm Tuyên

"Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" được nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác đêm 28/4/1975 và được thu âm ngay trong chiều ngày 30/4 để phát sóng trong bản tin thời sự đặc biệt 17h cùng ngày của Đài tiếng nói Việt Nam, chính thức công bố tin giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ về hoàn cảnh ra đời nhạc phẩm "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, khi đó bản tin chiều ngày 28/4/1975 của Đài tiếng nói Việt Nam về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung tạo cảm xúc mạnh mẽ để ông cho ra đời bài hát này.

Trong những giây phút trọng đại của lịch sử, ca khúc nhanh chóng được đưa đi dàn dựng và phát sóng. Suốt đêm hôm ấy, mỗi lần đọc xong tin thắng trận, bài hát lại cất lên vang dội qua làn sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam.

 

Đất nước trọn niềm vui - cố nhạc sĩ Hoàng Hà

"Đất nước trọn niềm vui” ra đời vào đêm 26/4/1975 tại nhà riêng của cố nhạc sĩ Hoàng Hà ở Hà Nội. Nhưng hai năm sau, 1977 ông mới đến Sài Gòn lần đầu tiên, không như nhiều người lầm tưởng ông sáng tác khi có mặt tại Sài Gòn thời điểm ca khúc ra đời.

NSƯT Tạ Minh Tâm là một trong những nghệ sĩ thể hiện thành công những ca khúc nhạc đỏ

Chia sẻ cảm xúc khi thể hiện ca khúc này từ những thời tuổi trẻ cho đến hiện tại, nghệ sĩ Tạ Minh Tâm cho biết: “Khi tôi thể hiện ca khúc này vào năm 1975, lúc đất nước mới giải phóng, cảm giác lạ lẫm và hình thành khí thế, sống động trong hoàn cảnh đất nước đang thay đổi. Về niềm vui, cảm xúc đặc biệt của người dân Việt Nam được thể hiện trong "Đất nước trọn niềm vui" mà tôi đã hát. Cảm xúc đó không dễ gì tìm lại được. Ngày nay cảm xúc có chiều sâu, lắng đọng hơn và nhiều trải nghiệm hơn trong quá trình hát. Cảm giác bây giờ là hồi tưởng và ngợi ca sự phát triển của đất nước”.

Nhạc phẩm là tiếng lòng của tác giả, thể hiện niềm hạnh phúc vô biên khi đất nước hoàn toàn giải phóng. “Hội toàn thắng náo nức đất nước/ Ta muốn bay lên say ngắm sông núi hiên ngang/ Ta muốn reo vang hát ca muôn đời Việt Nam/ Tổ quốc anh hùng”.

Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh - cố nhạc sĩ Xuân Hồng

Nhạc phẩm "Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” của cố nhạc sĩ Xuân Hồng ra đời vào năm 1978, khi đất nước đã hoàn toàn tự do. Đây là một trong những nhạc phẩm hay viết về ngày vui độc lập của dân tộc.

Năm 1963, nhạc sĩ Xuân Hồng thành lập đoàn văn công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Từ đây, những nhạc phẩm nổi tiếng của ông ra đời như "Xuân chiến khu", "Bài ca may áo", "Chiếc khăn tay", "Tiếng chày trên sóc Bom Bo"...

Mùa Xuân trên thành phố Hồ Chí Minh, viết ở giọng Thứ, cấu trúc có ba đoạn và hai lời riêng biệt. Giai điệu mở đầu cũng như kết thúc thể hiện tình cảm vừa sâu lắng xúc động vừa dâng trào, mạnh mẽ. Phần điệp khúc với nét nhạc tươi tắn “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh quang vinh, ôi đẹp biết bao. Bao năm đợi chờ mà niềm vui như đến bất ngờ…” thể hiện rõ tâm trạng của con người Thành phố mang tên Bác.

Với tất cả sự yêu mến và trân trọng chúng ta cảm ơn các thế hệ nhạc sĩ của Việt nam đã để lại nhiều tác phẩm âm nhạc nổi tiếng ca ngợi hai cuộc kháng chiến thần thánh, ca ngợi Nhân dân, ca ngợi Đảng và Bác Hồ. Trong những ngày hào hứng chuẩn bị kỷ niệm 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta cùng hát lại, nghe lại và trân trọng cảm ơn các nhạc sĩ Phạm Tuyên, Xuân Hồng và Hoàng Hà với ba khúc khải hoàn tuyệt vời sống mãi với thời gian.

 

Giới thiệu những tác phẩm âm nhạc gắn với chủ đề kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4

Ngày đại thắng 30/4/1975 và những ca khúc khải hoàn bất tử

Việt Nam là đất nước của Hòa bình, Nhân dân Việt Nam rât yêu chuộng hòa bình. Kể cả trong chiến tranh, dưới bom rơi đạn nổ, giữa ngục tù, trong cảnh chia ly, khát vọng hòa bình, hạnh phúc vẫn luôn luôn bùng cháy. Chính vì rất khát khao được sống hòa bình nên khi đất nước im tiếng súng, chiến tranh chấm dứt mọi người hân hoan chào đón, cảm xúc vỡ òa không kìm nén nổi. Chúng ta cười vui vì thắng lợi, chúng ta khóc vì được nhìn thấy bầu trời xanh hòa bình, khóc vì được ôm trong tay mình người thân, bạn bè, đồng đội. Từ biển khơi lên rừng núi, từ phố phường đến nông thôn chỉ thấy cờ hoa rợp trời, chỉ thấy người người chào nhau cùng với nụ cười rộng mở.

Trong không khí ấy những khúc ca chiến thắng, mừng đất nước thống nhất ra đời. Đã 45 năm trôi qua, những khúc khải hoàn ra đời trong ngày tháng hào hùng ấy vẫn theo chúng ta trên mỗi chặng đường, đi vào đời sống thường ngày, không những trong các buổi liên hoan, các sự kiện lớn mà cả trong những tiệc vui gia đình, bạn bè.

           Sức sống của những ca khúc đi cùng năm tháng ấy cũng là sức sống của dân tộc, bởi vì nó truyền thêm sức mạnh để chúng ta lao động, học tập, xây dựng cuộc sống mới, xây dựng đất nước phồn vinh, bảo vệ giang sơn bền vững.

Trong số nhiều ca khúc được nhiều người ưa thích ấy có lẽ phải kể đến “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” của Phạm Tuyên, “Đất nước trọn niềm vui” của Nhạc sĩ Hoàng Hà và một ca khúc viết riêng cho người và đất Sài Gòn, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và cũng là nơi lá cờ chiến thắng bay cao trong ngày đại thắng: “Mùa Xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” của nhạc sĩ Xuân Hồng.

Có thể nói "Đất nước trọn niềm vui" của cố nhạc sĩ Hoàng Hà, "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên hay "Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh" của cố nhạc sĩ Xuân Hồng... được xem là những ca khúc hay, sâu sắc về ngày đại thắng 30/4 lịch sử.

 

Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng - nhạc sĩ Phạm Tuyên

"Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" được nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác đêm 28/4/1975 và được thu âm ngay trong chiều ngày 30/4 để phát sóng trong bản tin thời sự đặc biệt 17h cùng ngày của Đài tiếng nói Việt Nam, chính thức công bố tin giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ về hoàn cảnh ra đời nhạc phẩm "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, khi đó bản tin chiều ngày 28/4/1975 của Đài tiếng nói Việt Nam về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung tạo cảm xúc mạnh mẽ để ông cho ra đời bài hát này.

Trong những giây phút trọng đại của lịch sử, ca khúc nhanh chóng được đưa đi dàn dựng và phát sóng. Suốt đêm hôm ấy, mỗi lần đọc xong tin thắng trận, bài hát lại cất lên vang dội qua làn sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam.

 

Đất nước trọn niềm vui - cố nhạc sĩ Hoàng Hà

"Đất nước trọn niềm vui” ra đời vào đêm 26/4/1975 tại nhà riêng của cố nhạc sĩ Hoàng Hà ở Hà Nội. Nhưng hai năm sau, 1977 ông mới đến Sài Gòn lần đầu tiên, không như nhiều người lầm tưởng ông sáng tác khi có mặt tại Sài Gòn thời điểm ca khúc ra đời.

NSƯT Tạ Minh Tâm là một trong những nghệ sĩ thể hiện thành công những ca khúc nhạc đỏ

Chia sẻ cảm xúc khi thể hiện ca khúc này từ những thời tuổi trẻ cho đến hiện tại, nghệ sĩ Tạ Minh Tâm cho biết: “Khi tôi thể hiện ca khúc này vào năm 1975, lúc đất nước mới giải phóng, cảm giác lạ lẫm và hình thành khí thế, sống động trong hoàn cảnh đất nước đang thay đổi. Về niềm vui, cảm xúc đặc biệt của người dân Việt Nam được thể hiện trong "Đất nước trọn niềm vui" mà tôi đã hát. Cảm xúc đó không dễ gì tìm lại được. Ngày nay cảm xúc có chiều sâu, lắng đọng hơn và nhiều trải nghiệm hơn trong quá trình hát. Cảm giác bây giờ là hồi tưởng và ngợi ca sự phát triển của đất nước”.

Nhạc phẩm là tiếng lòng của tác giả, thể hiện niềm hạnh phúc vô biên khi đất nước hoàn toàn giải phóng. “Hội toàn thắng náo nức đất nước/ Ta muốn bay lên say ngắm sông núi hiên ngang/ Ta muốn reo vang hát ca muôn đời Việt Nam/ Tổ quốc anh hùng”.

Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh - cố nhạc sĩ Xuân Hồng

Nhạc phẩm "Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” của cố nhạc sĩ Xuân Hồng ra đời vào năm 1978, khi đất nước đã hoàn toàn tự do. Đây là một trong những nhạc phẩm hay viết về ngày vui độc lập của dân tộc.

Năm 1963, nhạc sĩ Xuân Hồng thành lập đoàn văn công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Từ đây, những nhạc phẩm nổi tiếng của ông ra đời như "Xuân chiến khu", "Bài ca may áo", "Chiếc khăn tay", "Tiếng chày trên sóc Bom Bo"...

Mùa Xuân trên thành phố Hồ Chí Minh, viết ở giọng Thứ, cấu trúc có ba đoạn và hai lời riêng biệt. Giai điệu mở đầu cũng như kết thúc thể hiện tình cảm vừa sâu lắng xúc động vừa dâng trào, mạnh mẽ. Phần điệp khúc với nét nhạc tươi tắn “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh quang vinh, ôi đẹp biết bao. Bao năm đợi chờ mà niềm vui như đến bất ngờ…” thể hiện rõ tâm trạng của con người Thành phố mang tên Bác.

Với tất cả sự yêu mến và trân trọng chúng ta cảm ơn các thế hệ nhạc sĩ của Việt nam đã để lại nhiều tác phẩm âm nhạc nổi tiếng ca ngợi hai cuộc kháng chiến thần thánh, ca ngợi Nhân dân, ca ngợi Đảng và Bác Hồ. Trong những ngày hào hứng chuẩn bị kỷ niệm 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta cùng hát lại, nghe lại và trân trọng cảm ơn các nhạc sĩ Phạm Tuyên, Xuân Hồng và Hoàng Hà với ba khúc khải hoàn tuyệt vời sống mãi với thời gian.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip
Văn bản mới